Hiện tượng tĩnh điện là gì ? Tác hại và phòng tránh tĩnh điện
Bạn đã bao giờ cởi áo và nghe tiếng nổ nhỏ kêu lách tách từ vải chưa? Hoặc thử chà một cây thước nhựa lên áo hay vải lông, rồi đưa lên tóc và thấy tóc bỗng dưng dựng đứng? Đó chính là biểu hiện của tĩnh điện, hiện tượng có thể gây hỏng hóc thiết bị điện tử, thậm chí dẫn đến cháy nổ. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát và xử lý đúng cách, tĩnh điện sẽ trở thành yếu tố có lợi cho cả sản xuất lẫn sinh hoạt hằng ngày. Cùng EMIN tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Tĩnh điện là gì
Tĩnh điện là hiện tượng tự nhiên xảy ra khi có sự tương tác giữa hai điện tích trái dấu. Phổ biến ở những khu vực có nhiều thiết bị điện hoạt động thường xuyên, khiến hiện tượng tĩnh điện diễn ra mạnh mẽ hơn. Tĩnh điện không chỉ gây nguy hiểm cho con người mà còn có thể làm hỏng các thiết bị điện tử.
Hiện tượng tĩnh điện
Đây là mất cân bằng điện tích trên bề mặt vật liệu, và điện tích này sẽ tích tụ cho đến khi được giải phóng qua dòng điện hoặc phóng điện. Khác với dòng điện, tĩnh điện không di chuyển qua vật dẫn để truyền năng lượng.
Hiện tượng này thường xuất hiện khi hai bề mặt tiếp xúc rồi tách ra, và ít nhất một trong hai bề mặt có điện trở suất cao. Chúng ta dễ dàng nhận ra tác động của tĩnh điện trong cuộc sống hàng ngày, khi có thể cảm nhận, nghe thấy, hoặc nhìn thấy tia lửa xuất hiện khi điện tích thừa được giải phóng gần một vật dẫn lớn, chẳng hạn như dây nối đất.
Nguyên nhân gây nên tĩnh điện
Khi hai vật tiếp xúc rồi tách ra, điện tích sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia, khiến một vật tích tụ điện tích dương, còn vật kia tích tụ điện tích âm.
Tĩnh điện cũng có thể hình thành từ môi trường bên ngoài. Ví dụ, trong điều kiện không khí khô, thiếu các phân tử nước để trung hòa điện tích, hiện tượng tĩnh điện sẽ xảy ra dễ dàng hơn. Nhiệt độ, độ ẩm và loại vật liệu cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành tĩnh điện.
Tác hại của tĩnh điện.
Đối với con người
Tác hại đầu tiên mà tĩnh điện gây ra cho con người là cảm giác khó chịu từ cú sốc điện nhỏ. Xảy ra khi chạm vào tay nắm cửa hoặc bề mặt kim loại, đặc biệt vào mùa đông. Mặc dù cú sốc này thường không gây nguy hiểm, nó vẫn có thể khiến mọi người cảm thấy bất an và khó chịu. đi
Trong môi trường công nghiệp, tĩnh điện có thể gây ra những rủi ro lớn hơn, đặc biệt khi làm việc với hóa chất dễ cháy hoặc các thiết bị điện tử nhạy cảm. Một cú sốc điện mạnh có thể kích hoạt các phản ứng hóa học không mong muốn hoặc làm hỏng linh kiện quan trọng, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động nghiêm trọng.
Đối với sản xuất công nghiệp
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tĩnh điện có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và an toàn lao động. Một trong những mối nguy hại lớn nhất của tĩnh điện là khả năng làm hỏng các linh kiện điện tử. Khi những linh kiện này tiếp xúc với điện tích tĩnh, chúng có thể bị cháy nổ hoặc ngừng hoạt động, dẫn đến thiệt hại đáng kể cho quy trình sản xuất.
Chẳng hạn, trong ngành sản xuất chip máy tính, các linh kiện rất nhạy cảm với tĩnh điện. Nếu không kiểm soát tốt hiện tượng này, có thể xảy ra lỗi sản phẩm, thậm chí làm gián đoạn toàn bộ dây chuyền sản xuất, gây tổn thất lớn về tài chính cho công ty, doanh nghiệp
Những cách hiệu quả để ngăn chặn tĩnh điện
Để giảm thiểu những tác động không mong muốn của tĩnh điện, việc áp dụng những biện pháp hợp lý là vô cùng cần thiết:
Sử dụng vật liệu dẫn điện hoặc chống tĩnh điện
Vật liệu có tính chất dẫn điện tốt như cao su, sợi carbon hoặc silicone có thể giúp giảm thiểu sự tích tụ điện tích. Những vật liệu này không chỉ có khả năng hút ẩm mà còn giúp giữ cho bề mặt luôn ổn định, tránh tình trạng khô, từ đó ngăn ngừa sự hình thành tĩnh điện.
Sử dụng thiết bị và sản phẩm chống tĩnh điện
Quần áo, giày dép, và các phụ kiện như găng tay chống tĩnh điện không chỉ bảo vệ người dùng mà còn giảm thiểu rủi ro khi tiếp xúc với thiết bị nhạy cảm hoặc làm việc trong môi trường khô. Đây là các sản phẩm dễ tìm thấy trên thị trường và đặc biệt hữu ích cho những ai làm việc trong ngành điện tử hoặc sản xuất.
Ứng dụng thiết bị chống tĩnh điện trong sản xuất
Trong các môi trường công nghiệp, các thiết bị như máy đo tĩnh điện, bộ phát và bộ thu tĩnh điện rất quan trọng trong việc giữ cho lượng điện tích trên bề mặt vật liệu không vượt quá ngưỡng an toàn. Các thiết bị này giúp hạn chế tối đa rủi ro cháy nổ trong các môi trường sản xuất nhạy cảm, đặc biệt là với những chất liệu dễ cháy.
Giới thiệu Máy đo tĩnh điện AP & T
Máy đo tĩnh điện AP&T AP-YV1301
AP-YV1301 cho những ai cần kiểm soát chính xác các mức điện tích nhỏ, với dải đo từ 0.001KV đến ±2.000KV. Phù hợp trong môi trường cần kiểm soát tĩnh điện ở mức độ chi tiết, chẳng hạn như sản xuất linh kiện điện tử hoặc các sản phẩm nhạy cảm với tĩnh điện. Với kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng, AP-YV1301 phù hợp cho các ứng dụng cần độ chính xác cao, nhưng vẫn dễ dàng thao tác và bảo quản.
Máy đo tĩnh điện AP&T AP-YV1302
AP-YV1302 có dải đo rộng hơn, từ 0.01KV đến ±20.00KV, là option phù hợp cho những doanh nghiệp đang cần giải quyết các vấn đề liên quan đến tĩnh điện trong sản xuất lớn. Với khả năng đo được điện tích cao hơn, sản phẩm này thích hợp cho các ngành công nghiệp yêu cầu kiểm soát tĩnh điện ở mức độ cao như sản xuất nhựa, bao bì hay các thiết bị điện tử phức tạp. Tính năng tắt nguồn tự động sau 180 giây giúp tiết kiệm năng lượng và đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.
Máy đo tĩnh điện AP&T AP-YV1303
Với dải đo cực rộng lên đến ±200.0KV, AP-YV1303 phù hợp trong những môi trường công nghiệp yêu cầu kiểm soát điện tích lớn. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực sản xuất hoặc các ngành công nghiệp liên quan đến hóa chất dễ cháy, nơi mà nguy cơ cháy nổ do tĩnh điện luôn hiện hữu, thì AP-YV1303 sẽ là giải pháp tối ưu giúp kiểm soát và ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.
Kết luận:
Trên đây là những chia sẻ của mình về hiện tượng tĩnh điện và tác hại của tĩnh điện. Để tham khảo sản phẩm máy đo tĩnh điện bạn vui lòng truy cập tại Máy đo tĩnh điện EMIN